Dấu ấn văn hóa Hình_tượng_loài_chim_trong_văn_hóa

Vai trò đời sống

Về phương diện giải trí, chim ăn thịt đã được sử dụng trong trò nuôi chim săn, trong khi chim chóc đã được nuôi nhốt vì tiếng hót và màu sắc của chúng. Các loài chim khác đã được đưa ra cho các môn thể thao truyền thống của con người như đá gà và đua chim bồ câu. Ngắm chim (chơi chim) cũng phát triển thành một hoạt động giải trí lớn. Chim có nhiều hình dạng khác nhau và được thể hiện trong nghệ thuật của con người, bao gồm tranh, điêu khắc, thơ và văn xuôi, âm nhạc, múa ba lê truyền thống (chẳng hạn như vở Hồ thiên nga), phim ảnh và thời trang. Theo Phật thoại, Uyên ương (Vịt) là một trong các hóa thân của Phật nên trong nghệ thuật Việt Nam, Uyên ương xuất hiện phổ biến trong trang trí kiến trúc cung đình và chùa, tháp thời Lý-Trần, trong tư thế dang cánh đậu trên các viên ngói bò lợp mái.

Trứng đà điểu được người châu Phi và La Mã khai thác, sử dụng từ lâu

Về mặt sử dụng trong kinh tế, các loài chim đã bị săn tìm thực phẩm từ thời Palaeolithic. Chúng đã bị bắt và nuôi như gia cầm cung cấp thịt và trứng từ ít nhất là thời Ai Cập cổ đại. Một số loài cũng đã được sử dụng để giúp xác định vị trí hoặc để tìm nguồn thức ăn, như với đánh cá bằng chim cốc và việc sử dụng mật ong. Các lông vũ từ lâu đã được sử dụng để làm giường, cũng như cho bút viết và cho các mũi tên. Ngày nay, nhiều loài đối mặt với sự suy giảm môi trường sống và các mối đe dọa khác do con người gây ra.

Nhờ có những tập tính đặc trưng, các loài chim đã trở thành đề tài lý tưởng để dùng làm minh họa và phép ẩn dụ. Cổ nhân Phương Đông cũng đúc kết: "Chim khôn tiếc lông, người khôn tiếc lời". Trong Kinh Thánh, nhiều câu đề cập đến loài chim giúp đúc rút ra nhiều bài học quan trọng về đời sống và mối quan hệ với Chúa Trời. Trong Kinh Thánh, tộc trưởng Gióp nhận thấy các loài chim cho biết nhiều điều về công việc của Đức Chúa Trời "Khá hỏi... các chim trời, thì chúng nó sẽ bảo cho ngươi. Trong các loài nầy, loài nào chẳng biết rằng tay của Đức Chúa Trời đã làm ra những vật ấy?"-(Gióp 12:7, 9).

Có rất nhiều điều có thể học từ các loài chim khi quan sát chúng với phép ẩn dụ trong Kinh Thánh như hình ảnh chim én sẽ giúp quý trọng nhà của Đức Giê-hô-va, đặt hy vọng nơi Đức Chúa Trời hầu có thể cất cánh bay cao như đại bàng, đến với Chúa Giê-su để được bảo vệ như gà mẹ bảo vệ con mình, hình ảnh con cò nhắc luôn tỉnh thức trước các biến cố thế giới đánh dấu thời kỳ. Trong đời sống, thuật ngữ "chim" hay "cu" còn chỉ về bộ phận sinh dục nam (cùng với con rùaquy đầu). Ngoài ra, có rất nhiều thành ngữ, tục ngữ trong kho tàng dân gian của các dân tộc trên thế giới có liên quan hoặc ám chỉ về các loài chim chóc.

Đảng kỳ của Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (Miến Điện) với hình con công

Loài chim còn xuất hiện trên Quốc kỳ nhiều nước cũng như cờ hiệu của các địa phương, Đảng kỳ của các chính đảng. Quốc kỳ của Cộng hòa Dominica có hình ảnh một chú vẹt làm trung tâm, đây là loài vẹt đặc hữu của quốc gia này, đang trong tình trạng cần được bảo tồn. Quốc kỳ của Papua New Guinea có hình ảnh chim vàng cách điệu, loài chim được cho là đến từ thiên đường, đã trở thành biểu tượng mang ý nghĩa văn hóa đặc trưng của quốc gia này. Cánh chim thần đại diện cho tự do của quốc gia khi giành được độc lập[1].

Một số tỉnh thành ở Việt Nam đã sử dụng biểu tượng loài chim trong thiết kế logo nhằm gợi nhắc về những điểm nổi bật của tỉnh. Đối với Đồng Tháp, tỉnh có số lượng sếu đầu đỏ lớn nhất cả nước, sếu đầu đỏ chính là biểu tượng của vùng đất nơi đây. Logo tỉnh Đồng Tháp sử dụng hình ảnh sếu đầu đỏ đang múa, sếu đầu đỏ còn là biểu tượng của lòng chung thuỷ cũng như tình yêu bền vững, ý nghĩa của logo này nhằm thể hiện sự thanh bình, thịnh vượng, môi trường thiên nhiên trong lành. Logo tỉnh Khánh Hòa sử dụng hình ảnh chim yến, ý nghĩa hình ảnh logo chim yến biểu trưng cho vùng biển Nha Trang-Khánh Hòa. Chim yến là loài chim rất phổ biến trên các đảo nhỏ ở Việt Nam.

Đây là loài chim có rất nhiều tập tính tốt đẹp như trung thành, có sự nhạy cảm và độ cảnh giác cao, chúng có thính giác và ngửi mùi tốt, bay rất nhanh và không đậu. Ở Việt Nam, chim yến sinh sống nhiều nhất ở Khánh Hòa. Logo tỉnh Quảng Nam sử dụng hình ảnh chim phụng Chim phụng (hay Phượng hoàng) là một loài chim truyền thuyết trong văn hóa dân gian Việt Nam. Loài chim này có ý nghĩa tích cực, biểu thị cho đức hạnh, sự duyên dáng và thanh nhã. Đồng thời, nó còn biểu thị cho hòa bình và thịnh vượng của mỗi đất nước. Ý nghĩa của hình ảnh này nhằm biểu trưng cho truyền thống hiếu học của mảnh đất "Ngũ Phụng Tề Phi" vì Quảng Nam đã có 5 người đỗ tiến sĩ, phó bảng trong cùng một khoa thi. Phần đuôi chim phụng được cách điệu thành dòng sông Thu Bồn chảy dài xuyên suốt đất xứ Quảng.

Trong quan niệm

Các loài chim đã được xem như một biểu tượng, và được sử dụng như vậy, mặc dù nhận thức của các loài chim khác nhau trên khắp các nền văn hoá, một số loài chim có một hình ảnh tích cực ở một số khu vực, một hình ảnh tiêu cực ở những tộc người khác. Những con cú được biểu đạt với sự may mắn, phép thuật, và cái chết ở các phần của châu Phi hoặc điềm xui xẻo ở Việt Nam nhưng được xem là biểu tượng của sự học giả, khôn ngoan (Wisdom) ở hầu hết người châu Âu, ở Mỹ và ngay nay là biểu tượng may mắn ở Nhật Bản. Nếu tự nhiên có một con chim chim Thanh Tước, loại chim cổ đỏ (Robin) bay vào nhà thì có nghĩa may mắn sẽ đến và xuất hiện con chim xanh (thanh tước) là báo may mắn tin vui.

Các nhà văn thiên nhiên như Mark CockerRichard Mabey, xem xét tình yêu của con người đối với chim, bọn họ cho rằng mọi người cảm thấy sự thân thiện của chim, được lấy cảm hứng từ họ để tạo ra nghệ thuật. Những cảm giác như vậy, lần lượt, đã kích thích ý định để bảo tồn chim và môi trường sống của chúng. Một nền văn học dân gian phong phú về chủ nghĩa biểu tượng đã xuất hiện quanh chim; Nó đã được ghi lại vào đầu thế kỷ XX như là một thứ đã biến mất khỏi ký ức. Các loài chim nói chung sẽ mang lại may mắn khi được đặt ở phía bên phải, đối mặt với hướng Nam căn phòng. Tuy nhiên, việc nuôi nhốt các loài chim trong lồng là không tốt cho phong thủy vì điều này biểu trưng cho sự kém tăng trưởng[2].

Một con chim khách bay vào nhà sẽ báo hiệu có khách đến thăm

Người xưa thường quan niệm rằng, hiện tượng chim bay vào nhà hoặc rắn bò vào nhà không phải ngẫu nhiên mà đều mang một ý nghĩa nào đó, người xưa thường nói "Đất lành chim đậu" nên trong quan niệm dân gian, đa số các loài chim vào nhà bay lượn, làm tổ hay kêu hót cũng đều được tin là điềm báo tốt, sẽ mang lại thuận lợi, may mắn và phước lành cho gia chủ cùng các thành viên trong gia đình do đó, người xưa tin rằng chim bay vào nhà báo hiệu điềm tốt lành. Tuy nhiên vấn đề chim bay vào nhà sẽ thay đổi tùy từng loại chim. Khi nói đến điềm báo thì quen thuộc nhất là tiếng chim, mỗi loài chim sẽ có những điềm báo với ý nghĩa khác nhau.

Theo truyền thuyết, các loại chim mang lại điều tốt lành cho gia đình gồm chim gõ kiến, con công, thiên nga, vịt trời, chim cút, chim cu, chim én, chim khách, chim sẻ. Trong đó, nếu thấy chim sẻ hay chim khách bay vào nhà nhảy nhót hay kêu trên mái nhà là điềm báo gia đình sắp có tin vui hoặc sắp có khách tới thăm, người ở xa đến vì người ta tin rằng chim khách kêu là báo trước nhà sẽ có khách đến thăm[3][4]. Trong hội họa Trung Hoa có kiểu tranh Thập toàn báo hỉ (十全報喜) vẽ mười con chim khách đậu trên phiến đá và trên cây tùng hót líu lo báo tin mừng vì chim khách được tin tưởng là báo điềm lành nên tục gọi nó là "hỉ tước" (喜鵲).

Dân gian có câu "chim sa, cá nhảy" để ám chỉ những điều xui xẻo nếu gặp phải hiện tượng này hiện nay chưa có một cơ sở nào để giải thích cho việc xui xẻo do "chim sa, cá nhảy" gây ra[3], nếu đột ngột có chim bay đập vào cửa là điềm xấu còn nếu nó vỗ cánh bay lượn trước cửa như muốn vào nhà thì điềm báo nguy hiểm gần kề. Nếu vô tình nhìn thấy một đàn chim hoặc một con chim đang bay lại đổi hướng, nhiều khả năng đó là dấu hiệu của sự nguy hiểm, trở ngại hoặc bị kẻ thù hãm hại, tấn công. Nếu chim bay vào nhà rồi chết ngay tại đó đồng nghĩa với việc trong gia đình có thể sắp xảy ra sự việc đau buồn, tang thương nên khi chim bay vào nhà, chẳng may bị chết thì nhiều người dùng gạo, muối gói cùng xác con chim với mong muốn tống tiễn vận hạn nhưng đó chỉ là một phép an thần[3]

Nếu chim vào nhà, đậu ngoài hiên hoặc đậu bên ngoài nhưng chĩa mỏ vào nhà thuộc các loài , diều hâu, quạ, chim ác, thì nhà đó có thể sắp gặp điều chết chóc, xui xẻo, người bị bệnh thường khó qua khỏi[4] nên khi cú, quạ, diều hâu bay vào nhà lại mang ý nghĩa xấu và khi đã nghe thấy tiếng loài chim cú gần nhà người đang có bệnh thì cái chết đã đến cận kề, nếu bé gái nghe thấy tiếng cú thì tốt nhất không nên đi đâu vì sẽ gặp nguy hiểm. Tự nhiên có bầy chim bay đến nhà cắn mổ nhau báo hiệu sắp có tranh cãi trong gia đình. Nếu nhà nào nuôi gà và thấy hiện tượng tự nhiên gà mái gáy như gà trống vào buổi sáng, chiều thì đó là biểu hiện của gia đạo xáo động.

Nếu có chim bồ câu trắng bay gần nhà hoặc gần người nào thì báo hiệu điềm tốt, còn chim bồ câu tới đầy sân và làm tổ trên mái nhà là điềm báo gia đình hưng thịnh. Nhưng nếu có bồ câu trắng lạc, bay thằng vào nhà thì lại là báo điều xấu. Nếu bắn và làm bị thương chim bồ câu sẽ nhận sự buồn rầu, nếu đi lấy tổ chim thì có nghĩa đã chuốc lấy sự đau khổ, những điều bất lợi sẽ đến. Nếu ngư dân đi biển bắt gặp chim mòng biển nghĩa là cuộc hành trình sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi và bình an, nhưng người đi biển nếu thấy chim mòng biển đậu trên đầu họ thì đó là điềm xui xẻo. Với một số ngư dân, họ cho rằng chuyện chim bay vào nhà là điềm gì đặc biệt quan trọng, trong hành lúc đi biển nếu phát hiện một con hải âu bay quanh tàu, có thể hành trình sẽ vướng vào bất hạnh, trở ngại hay sóng gió. Nếu nhìn thấy ba con hải âu bay cùng nhau ngay trên đầu là điềm báo về cái chết tới sớm[4].

Trong truyền thống

Chú chim cổ đỏ báo hiệu niềm vui

Văn học dân gian người Việt có khá nhiều câu chuyện cổ tích về sự tích các loài chim. Trong bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi, ở phần thứ nhất mang tên Nguồn gốc sự vật, có tới ít nhất 5 câu chuyện giải thích về nguồn gốc chim muông gồm: Sự tích chim hít cô, Sự tích chim tu hú, Sự tích chim cuốc, Sự tích chim năm trâu sáu cột và bắt cô trói cột và Sự tích chim đa đa. Việc giải thích về nguồn gốc các loài chim cũng đồng thời đưa hình ảnh mỗi loài chim đó thành những hình tượng nghệ thuật mang tính biểu trưng, thể hiện thái độ, tình cảm, quan niệm sống và ứng xử của người xưa.

Chim hít cô và chim đa đa là một cái nhìn thương cảm, xót xa cho những số phận không may, vì đói khổ mà chết và rồi biến thành chim; thì ở những truyện còn lại, có loài chim gắn với biểu tượng của sự trừng phạt như chim tu hú, có loài chim lại như bằng chứng về sự thủy chung tình nghĩa với bạn hiền (chim cuốc) và có những loài chim là kết quả của sự bất hòa khi cuộc tranh cãi đi vào bế tắc (chim năm trâu sáu cột và bắt cô trói cột).

Trong đời sống và tâm linh, người Cơtu vùng núi Quảng Nam luôn xem chim Tring là loài chim gần gũi và "linh thiêng". Chim tring là loài chim có mỏ cong, cổ cong, lông màu vàng, trên đầu có mồng, mình có màu đỏ, trắng, đen sặc sỡ, chim tring còn là loài chim đẹp, hiền hòa, sinh sôi nhanh, không ăn lúa mà chỉ ăn quả rừng, là loài chim gần gũi, linh thiêng và đã trở thành nguồn cảm hứng để nghệ nhân dân gian Cơ Tu sáng tạo[5][6] Trong văn hóa Jrai, loài chim giữ vai trò quan trọng trong nghi thức cúng tế, chim được nhìn như biểu tượng hình ảnh của thế giới bên kia sự sống con ngưòi và nhất là trong kho tàng truyện dân gian chim mang nhiều vai trò và ý nghĩa khác nhau.

Trong các loài vật, chim được người Jrai coi như một sinh vật thuộc về thế giới thần linh, có những liên hệ với xứ sở của thần linh (yang) được người Jrai hiểu là ở trên cao, trong bầu trời nơi chỉ có chim muôn có thể đến được hay ở hướng mặt trời mọc. Theo truyền thuyết Jrai ngọn núi linh thiêng H’Grông (Hdrung) vốn được coi là trung tâm của mặt đất (tơsăt tơnah) là nấm mồ (pơsat) của hai con chim được đắp thành bởi thần linh (yang hay dàng), con trống bay đến mỗi ngày từ hướng mặt trời mọc, hướng thuần dương của sự sống con người và thần linh và con mái từ hướng mặt trời lặn, hướng của cỏi thế người chết, để rồi cả hai cùng rớt xuống cùng một nơi tạo thành nấm mồ lớn.

Tượng chim Tring trong nhà mồ của người Tây Nguyên

Với người Jrai chim thuộc về thần linh hay một sức mạnh vô hình siêu nhiên, hình ảnh chim luôn phản ảnh, biểu trưng một thế giới khác với thế giới con người, qua chim con người gởi gắm ý nguyện của mình đến những thế giới siêu nhiên trong các nghi thức cúng tế, với chim con người an tâm vì cảm thấy có thần linh hiện hửu đồng hành cùng mình và nhờ vào chim con người nhận được những sứ điệp của thần linh, chim là hình ảnh ví von tinh tế đầy tính Jrai để diển tả vẻ kiều diểm của các cô gái hay sự oai hùng can đảm của những chàng trai, những nét đẹp sáng ngời người ta chỉ có thể tìm thấy nơi thần linh.

Truyện kể dân gian Jrai là những câu truyện cổ tích tưởng tượng mang tính ẩn dụ mà còn như một niềm tin tín ngưỡng, con chim trong truyện dân gian là hình ảnh của thần linh đến sống cùng con người. Chim giúp con người vượt qua những khó khăn, những tai ương trong cuộc sống đời thường cũng như trong quan hệ với thế giới các hồn ma. Trong hình dáng chim các cô gái sống trên xứ sở thần linh đến với con người và sống chung với con người để sau đó giúp con người vượt qua những tai nạn, những áp bức của những ông phú hộ gian ác.

Con người muốn lên đến xứ sở của thần linh phải dùng đôi cánh để bay lên, hình ảnh chim trong truyện dân gian là cầu nối giữa thế giới con người và thế giới thần linh, hình ảnh chim được ví như trục thẳng đứng nối kết trời, nơi các thần linh cư ngụ với đất nơi con người sinh sống và được chim quạ tiếp tục nối kết thế giới con người với thế giới hồn ma, thông qua chim con người gần gủi và có thể vươn tới gần thế giới thần linh hơn, nhờ chim con người biết được ý muốn của thần linh hay của thế giới người chết. Chim xuất hiện trong các nghi thức cúng tế thần linh của người Jrai.

Để biết ý muốn của thần linh người Jrai thường dùng cách cầu bói bằng tiếng chim kêu (kroi čim). Khi có ý định dời làng sang một nơi khác hoặc khi muốn đi xa, làm một việc quan trọng người Jrai thường dùng cách bói này để biết thần linh có đồng ý hay không, người ta ra khỏi làng đến bìa rừng và khấn xin, báo, nếu nghe tiếng chim bồ chao (čim blang) hay chim Ch'rao kêu phía trước mặt, đó là điềm tốt. Nếu chim kêu bên trái thì cần suy nghĩ lại, nếu chim kêu bên phải thì làm ("iau biă, nuă mut" hoặc "gah iau po ta gah nuă po arang"), nếu chim kêu phía sau lưng thì bỏ ý định, thực tế thì loài chim bồ chao (Garrulax perspicillatus) thường sống ven bìa rừng, lúc nào người ta cũng có thể nghe tiếng chúng kêu inh ỏi khi thấy có một sinh vật chuyển động trong tầm nhìn của chúng.

Với những người pơjâo déng (thầy cúng bắn đạn) dưới mắt của họ mỗi con người sống là một con chim bay trên trời, họ dơ tay nhắm bắn vào những con chim này, một con chim bị trúng đạn là một người bị ngã bệnh, gia đình phải tìm thầy cúng (pơjâo) để rút mầm bệnh ra hay đúng hơn rút đạn của pơjâo déng đã bắn trúng. Dưới mắt hồn ma (atâu) con người là chim như trong những câu chuyện dân gian truyền kể. Chim còn là phương tiện để con người đạt được những khả năng siêu việt. Người Jrai tin rằng khi thấy xác con chim pôt (là giống chim màu vàng, có tiếng kêu koc koc đều đều) chết thì người ta liền vạch mỏ chim găn một que nhỏ ngang qua và chôn nó sau đó cắm trên nấm mồ chim nhiều que cây được cắm kèm theo lời ước nguyện của người chôn. Sau vài ngày người chôn chim đến quan sát trên nấm mồ, nếu thấy nơi que cây nào có mọc lên một mầm cây, có nghĩa là ơn xin kèm theo cây đó được chấp thuận.

Trong thơ ca

Trong thi ca, định danh chim trước tiên có thể xuất hiện như một cách nói chung chung bởi không chỉ rõ một loài cụ thể nào. Thế nhưng ngay cả trong cách dùng chung chung này vẫn thấy những tư duy ẩn dụ và liên tưởng khác hẳn nhau, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh. Trường hợp những loài chim với tên gọi cụ thể xuất hiện trong thi ca, ở Việt Nam cũng có tới 848 loài chim thuộc 88 họ nhưng khi đi vào thơ ca, chỉ có một số loại chim được lựa chọn. Sự lựa chọn ấy gắn với tư duy thẩm mỹ, thi pháp của từng thời kỳ cũng như những đặc điểm về văn hóa truyền thống quy định và tạo nên, những loài chim được đưa vào thi ca của người Việt nhiều nhất là , họa mi, sơn ca, én (nhạn), sáobồ câu.

Một con chim sơn ca, chúng xuất hiện nhiều trong thi ca, âm nhạc

Một số loài chim đặc biệt khác dù chỉ xuất hiện một lần trong thi ca nhưng đã nhanh chóng tạo được những ám ảnh nghệ thuật, khắc sâu vào trí nhớ người đọc: Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản (Thôi Hiệu), Anh là chim bói cá/Em là ánh trăng tà/Cách nhau một mặt hồ/Mà muôn trùng chia xa; hay "như loài chim bói cá" (Khúc thụy du)[7]. Một loài chim của mùa xuân là chiền chiện cũng đi vào thi ca và những lời thơ tiếp tục được âm nhạc chắp cánh: "Ôi con chim chiền chiện/Hót chi mà vang trời/Từng giọt long lanh rơi/Tôi đưa tay hứng về"[8], "Bay cao bay vút/Chim biến mất rồi/Chỉ còn tiếng hót/Làm xanh da trời" (Con chim chiền chiện–Huy Cận).

Những câu thơ về con chim nói chung như nói về chim trong lồng nhưng trong lời cô gái ở bài ca dao thì là một sự an bài, một nỗi ngậm ngùi buồn thương về một sự đã rồi, không thể thay đổi: "Bây giờ em đã có chồng/Như chim vào lồng như cá mắc câu/Cá mắc câu biết đâu mã gỡ/Chim vào lồng biết thuở nào ra", còn hình tượng chim trong lồng trong bài thơ của Nguyễn Hữu Cầu là một khí thế khác vì người anh hùng khi sa cơ: "Mặc bay đông ngữ tây đàm/Chờ khi phong tiện dứt dàm vân lung/Bay thẳng cánh muôn trùng Tiêu Hán/Phá vòng vây làm bạn kim ô/Giang sơn khách diệc tri hồ".

Có những cánh chim xuất hiện trong sự mệt mỏi cô đơn, rợn ngợp trong không gian rộng lớn và lòng người dường cũng nương theo nỗi buồn mênh mang hoặc những âu lo dự cảm, những cánh chim cô đơn, mỏi mệt và u buồn: "Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi"[9], hay "Chử thanh sa bạch điểu phi hồi (Bến trong cát trắng lượn chim cồn)"[10], hay câu: "Chim hôm thoi thót về rừng"[11], hay "Con chim bạt gió lạc loài kêu thương"[12]. Những cánh chim cô đơn và rợn ngợp được gặp lại nhiều trong thời kỳ Pháp thuộc với nỗi buồn u uẩn của nhiều nghệ sĩ lãng mạn: "Chim nghe trời rộng giang thêm cánh"[13], hay "Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa"[14], hay "Đôi cánh chim bâng khuâng rã rời/Cùng mây xám về ngang lưng trời"[15].

Hình tượng chim cũng biểu hiện một tình yêu thiên nhiên cuộc sống của người thi sĩ, như: "Trì tham nguyệt hiện chăng buông cá/Rừng tiếc chim về ngại phát cây"[16], hay câu thơ "Núi láng giềng chim bầu bạn/Mây khách khứa nguyệt anh tam"[17]. Có nhiều những cánh chim đi vào thi ca với những giá trị biểu cảm tích cực, thể hiện tình yêu tự do, vẻ đẹp cuộc sống hoặc khát vọng cống hiến: "Tôi như con chim đang bay trên đồi cao"[18], nói về ý nghĩa của sống: "Ta làm con chim hót/Ta làm một nhành hoa"[19], hay câu: "Nếu là con chim chiếc lá/Thì con chim phải hót chiếc lá phải xanh" (Tố Hữu), "Có chú chim từ mờ sương hay hót véo von nghe véo von"[20]. Có những câu thơ tài hoa của một đời thơ gắn với chim, như Khương Hữu Dụng trong trường ca Từ đêm mười chín: Một tiếng chim kêu sáng cả rừng. Những cánh chim yêu thương trong ca khúc Cho con của Phạm Trọng Cầu, trong ca khúc này, cánh chim xuất hiện ngay từ câu đầu của bài hát trong tình cảm của người cha và cánh chim ấy cũng kết thúc ca khúc khi gắn với hình ảnh người con khôn lớn trưởng thành vẫn mãi hướng về quê hương và cha mẹ: "Ba sẽ là cánh chim cho con bay thật xa/Rồi mai đây khôn lớn bay đi khắp mọi miền, con đừng quên con nhé ba mẹ là quê hương"[7]

Họa misơn ca đều là những loài chim có tiếng hót hay. Họa mi xuất hiện trong thi ca thành văn của người Việt với bài "Chim họa mi trong lồng" của Tản Đà, theo đó, họa mi được gán cho ý nghĩa phản bội, lãng quên cội nguồn, ngụ ý đả kích phê phán những kẻ bán nước: Họa mi ai vẽ nên mi/Trông mi mi đẹp hót thì mi hay/Ai đưa mi đến chốn này/Nước trong gạo trắng mi ngày ăn chơi/Lồng son cửa đỏ thảnh thơi/Mi bay mi nhảy sướng đời nhà mi/Nghĩ cho mi cũng gặp thì/Rừng xanh mi có nhớ gì nữa không? Bài Họa mi hót trong mưa (Dương Thụ) còn là sự buồn thương, gieo giắc vào lòng người những thanh âm của nỗi niềm nhớ nhung trông ngóng: Tiếng mưa rơi ngoài hiên gió mưa như lạnh thêm/Có con chim họa mi hót trong mưa buồn lắm/Ôi trong mưa họa mi vẫn hót thật dịu dàng dịu dàng/Trên môi em tình yêu đã mất còn nồng nàn nồng nàn[7]. Họa mi còn xuất hiện trong bài Họa mi tóc nâu của Trần Huân do ca sĩ Mỹ Tâm biệt danh là Họa mi tóc nâu trình bày. Loài chim sơn ca xuất hiện trong nhiều ca khúc viết cho thiếu nhi và luôn gợi âm hưởng vui tươi trong sáng rộn rã. Có tới ít nhất ba ca khúc nổi tiếng với sự xuất hiện của chim sơn ca, đó là các bài Như bầy sơn ca (Y Vân), Khúc hát chim sơn ca (Đỗ Hòa An) và Ước mơ hồng (Phạm Trọng Cầu): Như chim sơn ca hót trên cao xanh bao la, tiếng chim ngân nga tiếng chim bay xa tiếng chim vui vào mọi nhà.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hình_tượng_loài_chim_trong_văn_hóa http://www.baodaklak.vn/channel/9803/202010/bieu-t... http://daidoanket.vn/van-hoa/luan-ve-nhung-loai-ch... http://m.tienphong.vn/van-nghe/chim-ko-tia-va-chuy... http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky... http://vtc.vn/giai-ma-diem-bao-khi-chim-bay-ran-bo... https://vnexpress.net/du-lich/y-nghia-bieu-tuong-c... https://en.wikipedia.org/wiki/Bee_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Cicada_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Coyote_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Emmet_(heraldry)